Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì lệnh trừng phạt Huawei

A hostess welcomes journalists and guests who attend the Huawei database and storage product launch during a press conference at the Huawei Beijing Executive Briefing Centre in Beijing on May 15, 2019.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh, Huawei phủ nhận sản phẩm của họ là mối đe dọa an ninh đối với các quốc gia nước ngoài

Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ được cho là nhằm hạn chế hoạt động thương mại quốc tế của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lục Khảng cho biết Bắc Kinh phản đối các nước áp đặt lệnh trừng phạt đơn phương đối với các công ty Trung Quốc và sẽ có hành động.

Chính quyền Trump hôm thứ Tư ra sắc lệnh ngăn chặn việc sử dụng thiết bị của các hãng nước ngoài nghi ngờ đe dọa an ninh quốc gia.

Sắc lệnh này không nêu tên bất kỳ công ty nào, nhưng được cho là nhắm vào Huawei. Các sản phẩm của Huawei ngay lập tức đã bị cấm sử dụng trong các mạng của Mỹ.

Bắc Kinh cáo buộc Tổng thống Trump đã phá hoại công nghiệp bằng cách lấy an ninh quốc gia làm "cái cớ để đàn áp doanh nghiệp nước ngoài".

"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng hành động này và thay vào đó tạo điều kiện tốt hơn cho việc hợp tác kinh doanh," ông Lục Khảng nói. Ông không đưa ra chi tiết nào về cách Trung Quốc lên kế hoạch trả đũa.

Cuộc đối đầu về Huawei diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, khi hai bên áp đặt mức thuế gắt gao đối với hàng nhập khẩu của nhau.

Viết trên tờ Evening Standard vào thứ Tư, Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, cho rằng Trung Quốc không muốn có chiến tranh thương mại nhưng "không sợ nếu có và sẽ chiến đấu nếu cần thiết".

"Trung Quốc luôn sẵn sàng đàm phán nhưng sẽ chiến đấu đến cùng nếu 'chiến tranh thương mại' nổ ra", ông viết.

Sắc lệnh của Mỹ nói gì?

Theo thông cáo của Nhà Trắng, sắc lệnh của ông Trump nhằm "bảo vệ nước Mỹ khỏi những kẻ thù ngoại bang đang tích cực và tăng cường việc tạo ra cũng như khai thác các lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông".

Pháp lệnh này cho phép bộ trưởng thương mại có quyền "cấm các giao dịch gây ra rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia," thông cáo cho hay.

The Huawei logo is pictured outside its Huawei"s factory campus in Dongguan, Guangdong province, China March 25, 2019

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới

Theo Reuters, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã bổ sung Huawei và 70 chi nhánh vào "Entity List" (Danh sách thực thể) mà họ cấm mua các thành phần và công nghệ từ các công ty Hoa Kỳ mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Nó sau bộ này sửa đổi số lượng các chi nhánh xuống 68.

Danh sách này bao gồm các chi nhánh không thuộc Hoa Kỳ của Huawei ở Canada, Nhật Bản, Brazil, Anh và Singapore. Các yêu cầu phê duyệt cho việc mua bán sẽ được xem xét theo "chính sách giả định từ chối", cho thấy việc xin phép sẽ rất khó khăn.

Huawei là công ty mua chất bán dẫn điện lớn thứ ba thế giới năm ngoái, chiếm 4,4% thị phần toàn cầu, chỉ sau Samsung Electronics Co Ltd và Apple Inc, theo Gartner, một công ty nghiên cứu.

Giới lập pháp Hoa Kỳ từ lâu đã lo sợ rằng thiết bị của Huawei sẽ được sử dụng để theo dõi người Mỹ, và đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ động thái của chính quyền Trump.

Huawei grown rapidly over a decade
Chụp lại hình ảnh, Huawei phát triển một cách vượt bậc sau một thập kỷ qua
Presentational grey line

Một "nỗi sợ màu đỏ" mới?

Tara McKelvey, phóng viên Nhà Trắng

Sắc lệnh hành pháp của Trump được thiết kế để bảo vệ an ninh quốc gia, và không còn nghi ngờ gì nữa, công nghệ Trung Quốc có vẻ rất ghê gớm. Người Trung Quốc tích cực sử dụng các công cụ giám sát ở nước họ và Trump có lý do để lo ngại.

Dù vậy, một số nhà phân tích nói rằng lệnh của tổng thống đã đi quá xa. Họ chỉ có một vi phạm đáng kể, đó chính là việc Trung Quốc tuyển dụng một cựu sĩ quan CIA, Kevin Mallory - và điều đó đã được thực hiện qua một phương tiện công nghệ rất đơn giản: LinkedIn, một trang mạng xã hội.

Mallory bị kết tội gián điệp, và sẽ phải đối mặt với án tù chung thân (ông sẽ bị kết án vào thứ Sáu). Giới phân tích nói rằng mối đe dọa từ Trung Quốc có thật, nhưng viễn thông toàn cầu gần như không thể kiểm soát được và biện pháp phòng chống gián điệp tốt nhất không phải là lệnh hành pháp mà là sự cảnh giác từ xưa nay giữa những người sử dụng máy tính và công nghệ khác.